Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non

28 Th8 2021

Kỹ Năng Giao Tiếp Sư Phạm Của Giáo Viên Mầm Non Là Gì?

Ở bậc học mầm non, mọi lời nói và hành động của giáo viên đều có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Chỉ cần có tình yêu thương dành cho trẻ, tâm huyết với nghề là chưa đủ. Hơn hết, việc nắm vững những kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, kỹ năng giao tiếp lắng nghe của giáo viên sẽ giúp bạn gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp. Đồng thời mang lại giá trị sống cao đẹp, là cẩm nang cho hành trình học tập và lớn khôn trọn đời của thế hệ trẻ. Hãy cùng Mind Talk Talent tìm hiểu về kỹ năng sư phạm quan trọng này nhé!

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử với trẻ mầm non

Chỉ cần có tình yêu thương dành cho trẻ, tâm huyết với nghề, nắm vững những kĩ năng giao tiếp sư phạm thì giáo viên mầm non sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp.
Chỉ cần có tình yêu thương dành cho trẻ, tâm huyết với nghề, nắm vững những kĩ năng giao tiếp sư phạm thì giáo viên mầm non sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp.

Một giáo viên mầm non tốt, có chuyên môn và yêu nghề là người trẻ nhỏ luôn yêu mến. Hãy trau dồi và hoàn thiện hơn nữa khả năng ứng xử, giao tiếp với trẻ mầm non. Có thể bạn mất nhiều thời gian để rèn luyện kỹ năng này dù trong trường sư phạm các bạn đã được học, nếu không có kỹ năng này bạn sẽ trở nên vô cảm với trẻ, với nghề nghiệp. Đây là kỹ năng rất quan trọng và được các giáo viên mầm non sử dụng thường xuyên trong công việc của mình.

Giao tiếp với đồng nghiệp và phụ huynh

Tại một trường mầm non, ngoài việc tương tác trực tiếp với các trẻ; bạn đồng thời phải thiết lập, xây dựng và duy trì mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp và phụ huynh. Đây là kỹ năng giao tiếp lắng nghe của một giáo viên mầm non. Cùng chia sẻ với đồng nghiệp cũng là điều rất quan trọng và có lợi cho các bạn trong công việc. Ngoài ra việc tạo dựng được mối quan hệ bền vững với phụ huynh sẽ giúp bạn hiểu được tính cách cũng như tâm tư tình cảm của từng trẻ qua đó dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy và quản lý trẻ.

Phát triển kĩ năng giao tiếp cho giáo viên mầm non qua ngôn ngữ cơ thể

Kỹ năng giao tiếp lắng nghe của giáo viên mầm non là rất cần thiết
Ở bậc học mầm non, mọi lời nói và hành động của giáo viên đều có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

Giáo viên mầm non thường xuyên tiếp xúc và chăm sóc trẻ nhỏ qua từng giấc ngủ, bữa ăn, qua hoạt động vui chơi hằng ngày,…Vì vậy, ngôn ngữ cơ thể giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động giao tiếp của giáo viên; mà ở đó năng lực biểu cảm qua nét mặt góp phần rất lớn vào hiệu quả của quá trình giao tiếp.

Kỹ năng kiểm soát biểu cảm sư phạm của giáo viên mầm non

Thực tế cho thấy: giáo viên có nét mặt dịu hiền, cởi mở thường mang lại bầu không khí vui tươi, tạo tâm lý tốt và cảm giác an toàn cho các bé. Ngược lại, nếu giáo viên tỏ ra kém vui, nghiêm khắc và căng thẳng với học sinh thì bầu không khí sẽ trở nên nặng nề, tạo sự xa cách cho trẻ, khiến trẻ không dám gần gũi và thân thiện. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp lắng nghe giúp gây dựng sự tin tưởng bên trong trẻ; khi trẻ gặp khó khăn hoặc làm sai sẽ chủ động tìm giáo viên giúp đỡ thay vì che giấu, trốn tránh.

Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non – Kỹ năng tiếp xúc thân thể đúng mực

Kỹ năng quan tiếp xúc thân thể một cách chừng mực của giáo viên mầm non
Kỹ năng tiếp xúc thân thể một cách chừng mực giúp giáo viên xây dựng được lòng tin của trẻ và giáo dục trẻ bằng phương pháp lành mạnh.

Đặc biệt quan trọng trong kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non chính là sự tiếp xúc thân thể một cách đúng mực. Thường xuyên nói những lời nói nhẹ nhàng, dỗ dành trẻ; cúi người hoặc ngồi xuống để trẻ thêm gần gũi; nhìn vào mắt trẻ và biết lắng nghe trong khi nói chuyện,… Những hành động này sẽ vừa tạo được mối quan hệ tốt giữa thầy với trò; vừa giúp thỏa mãn nhu cầu được yêu thương, quan tâm của trẻ.

Ngược lại, những hành vi mang tính xúc phạm hay làm tổn thương cơ thể trẻ thực sự không mang lại hiệu quả trong giao tiếp. Đây là hành vi càng làm trẻ cảm thấy sợ hãi và bị ảnh hưởng tiêu cực. Đồng thời vi phạm đạo đức nghề nghiệp; tạo ra hình ảnh không tốt cho một người giáo viên làm công tác giảng dạy mầm non. Do đó, giáo viên cần có ý thức trong việc sử dụng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non; phù hợp với nhu cầu về nhân cách và mang đến hiệu quả giáo dục cao.

Khóa học ” Kỹ Năng Giao Tiếp Sư Phạm Của Giáo Viên Mầm Non” tại MindTalk Talent

Khóa học kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non tại MindTalk Talent
Khóa học Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non tại MindTalk Talent hứa hẹn mang đến nhiều hơn cả một kỹ năng mềm.

Ở MindTalk Talent, chúng tôi tin rằng sức mạnh của ngôn từ có thể thay đổi cả thế giới. Không chỉ riêng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, MindTalk Talent khuyến khích học viên áp dụng ngay cả trong đời sống bình thường của họ – ở mọi vai trò. Hãy là thầy và là bạn của con nếu bạn là bậc cha mẹ. Hãy là người thầy của người bằng hữu, là nhà tâm lý của cha mẹ mình.

Trong khóa học kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non, học viên sẽ nhận được không chỉ những giá trị to lớn từ đội ngũ chuyên gia mà còn:

  • Kỹ năng quản trị cảm xúc.
  • Học về ái ngữ, tạo tài khoản yêu thương.
  • Kỹ năng giao tiếp với trẻ, với phụ huynh và giao tiếp với đồng nghiệp nơi công sở.
  • Tự tin làm chủ tình huống.

Đăng ký khóa học ngay tại đây và ghé thăm Fanpage MindTalk Talent để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích nhé!