Làm gì để kỹ năng giao tiếp khôn khéo hơn?

23 Th8 2021

Kỹ Năng Giao Tiếp Khôn Khéo – 5 Nguyên Tắc Bạn Cần Nhớ

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp khôn khéo là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như trong công việc. Thế nhưng, không phải cứ thực hiện nhiều là bạn đã thành thạo và đạt chuẩn mực. Trên thực tế, các nguyên tắc về kỹ năng giao tiếp ở xã hội, ở nơi công cộng hay qua các trang mạng xã hội như youtube; bạn không hề nắm rõ.

Điều này dẫn đến việc vô tình mắc lỗi, làm “phật lòng” đối phương. Trong bài viết hôm nay, tôi – chuyên gia Đặng Tiến Dũng sẽ tổng hợp cho bạn các nguyên tắc giao tiếp cơ bản; cũng như những lưu ý trong giao tiếp; cùng xem nhé!

Kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp được hiểu đơn giản là khả năng truyền đạt các tín hiệu; thông điệp nhằm nhận lại những phản hồi từ người nghe (đối tượng giao tiếp) với người nói (chủ thể giao tiếp). Tất cả vì mục đích giao tiếp nhất định.

Làm gì để kỹ năng giao tiếp khéo léo hơn?
Làm gì để kỹ năng giao tiếp khéo léo hơn?

Để kỹ năng giao tiếp khôn khéo bạn cần biết thêm về các nguyên tắc trong giao tiếp. Và đây là hệ thống các quan điểm nhằm định hướng; chỉ đạo cá nhân thực hiện các phương thức ứng xử, đối đáp cho đúng chuẩn mực; phù hợp với tình huống giao tiếp. Nguyên tắc giao tiếp được hình thành và tích lũy từ vốn sống; từ kinh nghiệm cá nhân và không ngừng được rèn luyện trong thực tế.

Một số nguyên tắc giao tiếp cơ bản giúp bạn có kỹ năng giao tiếp khôn khéo hơn

Để giao tiếp hiệu quả và đạt được mục đích trong giao tiếp không phải là chuyện đơn giản. Sau đây là các nguyên tắc cơ bản giúp kỹ năng giao tiếp xã hội; ở nơi công cộng hay qua các trang mạng xã hội như youtube trở nên khôn khéo hơn.

Nguyên tắc 1: Tôn trọng người khác giúp kỹ năng giao tiếp xã hội trở nên khôn khéo

Trong giao tiếp thường ngày, sự tôn trọng chính là nguyên tắc giao tiếp cơ bản đầu tiên và có ý nghĩa vô cùng quan trọng; góp phần xây dựng một mối quan hệ bền vững, tốt đẹp. Tôn trọng đồng nghĩa với việc không phân biệt đối tượng dựa trên tuổi tác; giới tính, tôn giáo, dân tộc hay địa vị, trình độ,…. 

Tôn trọng mọi người là nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp
Tôn trọng mọi người là nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp

Mặc khác, về mặt tâm lý, mỗi người đều có cái tôi rất lớn. Nếu không biết kiềm chế cái tôi của mình; để “cái tôi” lấn át đối phương thì sẽ làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy không thoải mái. Bên cạnh đó, nguyên tắc tôn trọng khi giao tiếp là một phần giúp bạn rèn luyện sự khôn khéo. Bằng cách ghi nhớ đặc điểm cơ bản của người đối thoại với mình. Lâu dần, nó sẽ thành thói quen giúp kỹ năng giao tiếp khôn khéo hơn.

Nguyên tắc 2: Học cách lắng nghe, thấu hiểu giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp ở nơi công cộng khôn khéo hơn

Lắng nghe chính là một thứ “gia vị” không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày và trong bất cứ cuộc giao tiếp nào cũng thế. Bởi giao tiếp có nghĩa là có ít nhất hai người trong cuộc đối thoại; đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời. Nếu chỉ “thao thao bất tuyệt” nói về mình thì sẽ trở thành độc thoại, diễn thuyết. 

Nói cách khác, nếu muốn người khác quan tâm đến mình, hãy học cách lắng nghe; khuyến khích người khác nói về những câu chuyện, thành tích hoặc khúc mắc trong lòng họ. Chính những chia sẻ chân thật từ hai phía sẽ là sợi dây vô hình kết nối mối quan hệ bền vững hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có kỹ năng giao tiếp khôn khéo thì không nên đào quá sâu vào cuộc sống của họ, nên biết dừng lại đúng lúc. Đây cũng là cách để bạn thực hiện nguyên tắc tôn trọng trong giao tiếp.

Dùng tâm lắng nghe mọi câu chuyện của mọi người
Dùng tâm lắng nghe mọi câu chuyện của mọi người

Thêm một điểm nữa là hãy lắng nghe có chọn lọc. Trên thực tế, bạn thấu hiểu và sẵn sàng lắng nghe; nhưng không có nghĩa bạn tin tưởng 100% vào những gì người khác nói. Bởi những gì họ nói ra đều xuất phát từ quan điểm cá nhân của họ; không phải lúc nào cũng đúng hoàn toàn. Hãy luôn nhớ rằng: “nói ít, quan sát, cảm nhận và lắng nghe nhiều”. Điều này luôn đúng khi bạn đang rèn luyện kỹ năng giao tiếp ở nơi công cộng. Và bạn nên lắng nghe bằng tâm và dùng lý trí để phân tích; chắt lọc và xâu chuỗi câu chuyện, chắc chắn bạn sẽ có những nhận định đúng đắn hơn. 

Nguyên tắc 3: Sử dụng “ái ngữ” ngay cả khi rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua mạng xã hội như Youtube

Để chiếm được tình cảm và để lại ấn tượng tốt, bạn cần biết cách làm chủ cảm xúc, hành vi, lời nói, hành vi của bản thân. Và một nguyên tắc giao tiếp cơ bản mà bạn dễ dàng làm được là sử dụng ái ngữ trong giao tiếp.

Ở đây, ái ngữ là những ngôn từ đẹp trong giao tiếp, là những từ ngữ, lời nói có chọn lọc, là lời khen chân thành, lời cảm ơn chân thật từ tận đáy lòng, lời xin lỗi sâu sắc khi ta mắc lỗi,… 

Sử dụng ái ngữ giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp dù qua mạng xã hội qua Youtube
Sử dụng ái ngữ giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp dù qua mạng xã hội qua Youtube

Bạn có biết, ngôn từ sẽ phần nào phản ánh thái độ và tính cách của bạn với đối tượng giao tiếp. Dựa trên ngôn từ tích cực hay tiêu cực khi sử dụng; mà sẽ ảnh hưởng đến nguồn năng lượng bạn muốn truyền tải cho đối phương.

Chẳng hạn như, một lời động viên đúng lúc sẽ khiến một người thay đổi cách nghĩ, cách làm và có thêm động lực vươn đến thành công. Nhưng với một lời nói hằn học, ngôn từ châm biếm, đầy hiềm khích sẽ làm cho người nghe cảm thấy tự ti, mặc cảm hoặc khó chịu. 

Vì thế, để kỹ năng giao tiếp xã hội khôn khéo hơn bạn nên sử dụng ái ngữ thường xuyên.

Nguyên tắc 4: Học cách khen ngợi, khích lệ khi giao tiếp

Có một chuyên gia về tâm lý học đã từng phát biểu rằng “Cái vốn quý nhất của chúng ta chính là tiềm năng khơi gợi sự hăng hái của người khác. Chỉ có khuyến khích, khen ngợi mới có thể làm phát sinh và gia tăng năng lực của con người”

Lời khen trong giao tiếp có tác dụng thể hiện sự công nhận những nỗ lực, cố gắng của họ
Lời khen trong giao tiếp có tác dụng thể hiện sự công nhận những nỗ lực, cố gắng của họ

Lời khen có tác dụng thể hiện sự công nhận những nỗ lực, cố gắng của họ. Điều này góp phần làm đối phương phát huy được tài năng của mình; giúp họ củng cố và có thêm niềm tin trong cuộc sống.

Do đó, một nguyên tắc cơ bản để đối phương cảm thấy vui lòng là nhận được một lời khen chân thành. Điều này còn giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp khôn khéo hơn. Bạn nên tinh tế phát hiện những ưu điểm của đối phương dù là nhỏ nhất; và đưa ra những lời khích lệ, động viên để giúp họ phát triển và tin tưởng bản thân hơn.

Nguyên tắc 5: Hạn chế trách móc hay nhắc lại chuyện cũ khi giao tiếp

Tôi chắc chắn rằng bất cứ ai cũng thích được khen ngợi và chẳng ai thích mình bị chê trách cả. Nhưng đương nhiên, không phải ai cũng hoàn hảo. Đôi khi, đối phương vô tình có những lời nói, hành động khiến bạn cảm thấy không vừa ý. 

Hạn chế trách móc hay nhắc lại chuyện cũ khi giao tiếp
Hạn chế trách móc hay nhắc lại chuyện cũ khi giao tiếp

Nhưng nếu muốn góp ý, chỉ nên nói về những hành động của người đó ngay tại thời điểm vừa xảy ra. Nhiều người chỉ vì một phút nóng giận mà hay kể thêm; bêu xấu đối phương hoặc lặp lại những sai lầm cũ để chỉ trích họ. Đây là nguyên tắc khá nhạy cảm trong giao tiếp. Người nghe có thể nghĩ rằng bạn có ác cảm với họ; thì mới ghi nhớ chuyện cũ và nói ra những lời không hay. Điều này khiến họ cảm thấy buồn lòng, thậm chí tức giận và dễ dẫn đến tranh cãi.

Tạm kết

Trên đây là những nguyên tắc cơ bản mà tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn có thể áp dụng những gợi ý đó để không chỉ kỹ năng giao tiếp ở công cộng mà còn là qua mạng xã hội như youtube được khôn khéo hơn. Ngoài ra, nếu bạn muốn trau dồi thêm những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, kỹ năng giao tiếp bằng mắt,… Và đừng bỏ lỡ khóa học MC chuyên nghiệp, nghệ thuật nói truyền cảm hứng của tôi nhé! Chúc các bạn thành công!