Ví Dụ Về Kỹ Năng Giao Tiếp Kém: Nguyên Nhân Là Do Đâu?

26 Th9 2021

Ví Dụ Về Kỹ Năng Giao Tiếp Kém: Nguyên Nhân Là Do Đâu?

Chẳng phải tự nhiên mà người ta có câu: giao tiếp để thành công. Dù là trong cuộc sống hay trong bất cứ ngành nghề nào cũng cần chúng ta phải biết cách giao tiếp. Vậy thì cụ thể, kỹ năng giao tiếp giúp gì cho ta? Biểu hiện của kỹ năng giao tiếp kém? Các ví dụ về kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng giao tiếp cho người rụt rè nhút nhát. Hãy tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Kỹ năng giao tiếp giúp gì?

Giao tiếp vốn là hoạt động diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống. Xuất hiện thường xuyên như vậy, nhưng không phải ai cũng biết về vai trò của kỹ năng giao tiếp. Dưới đây là một số vai trò quan trọng mà thông qua đó, bạn sẽ trả lời được câu hỏi: Kỹ năng giao tiếp giúp gì?

  • Kỹ năng giao tiếp giúp bạn mở rộng mối quan hệ: Khi biết cách giao tiếp, bạn sẽ dễ dàng kết giao thêm các mối quan hệ; tạo cơ sở giúp bạn phát triển sự nghiệp, cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Không biết giao tiếp khiến bạn trở nên bị cô lập trong các mối quan hệ.
  • Kỹ năng giao tiếp giúp bạn phối hợp chặt chẽ với người khác. Đặc biệt là công việc cần sự hợp tác của nhiều người. Nhờ giao tiếp mà bạn truyền đạt được những gì mình mong muốn, người khác sẽ hiểu và phối hợp với bạn hoàn thành mục tiêu chung.
  • Kỹ năng giao tiếp giúp phát triển nhân cách. Bởi thông qua giao tiếp, mỗi người tự nhận thức, đánh giá bản thân; từ đó giúp bạn tự điều chỉnh để hoàn thiện  bản thân.
Ví Dụ Về Kỹ Năng Giao Tiếp Kém: Nguyên Nhân Là Do Đâu?
Giao tiếp giúp gì? Một người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp công việc và cuộc sóng dễ dàng hơn.

Ví dụ về kỹ năng giao tiếp kém

Nhiều người không có kỹ năng giao tiếp, hoặc kỹ năng giao tiếp kém. Hãy xem qua các ví dụ về kỹ năng giao tiếp kém dưới đây. Liệu bạn có mắc phải không? Hãy suy xét và điều chỉnh nhé!

Quá chú ý vào điểm yếu của bản thân mình

“Nhân vô thập toàn”. Ngay cả người tài giỏi nhất cũng sẽ có khiếm khuyết. Một ví dụ về kỹ năng giao tiếp kém là do bạn quá chú ý vào điểm yếu của bản thân mình. Điều làm khiến bạn càng thêm tự ti; bạn dằn vặt về những việc mình không thể làm tốt.

Bí quyết của những người tự tin và có kỹ năng giao tiếp tốt là do họ đã học cách chấp nhận những điểm yếu của bản thân. Những người thành công xem việc thất bại, mắc lỗi hay yếu kém là chuyện hiển nhiên. Thay vì tập trung vào những khuyết điểm; tại sao bạn không tập trung vào những điểm mạnh của mình?

Ví dụ kỹ năng giao tiếp kém: Thói quen đổ lỗi

Thói quen của người Việt Nam nói chung là khi trẻ nhỏ bị ngã, các bà, các mẹ thường hay đánh vào đồ vật làm bé ngã. Điều này khiến trẻ em học theo và hình thành thói quen đổ lỗi. Đến khi lớn lên, chúng ta tìm lí do cho mọi lỗi lầm của mình. Tại, bởi, vì, thì, là,… Dù là nguyên nhân nào đi nữa, một ví dụ về kỹ năng giao tiếp kém là chỉ biết đổ lỗi mà không nhận ra lỗi lầm của mình.

Hậu quả của việc này là không ai dám hợp tác với bạn; bởi họ chẳng biết máy tính của bạn sẽ hư lúc nào; liệu xe của bạn có chết máy, hay bạn có kẹt xe vào những lúc quan trọng hay không? Thói quen đổ lỗi khiến bạn chẳng bao giờ tìm ra được điểm sai của mình để khắc phục. Hơn thế nữa, nó gây ra mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; khi thay vì tập trung giải quyết vấn đề, người hay đổ lỗi chỉ biết chăm chăm “bới lông tìm vết”; tìm ra cho bằng được người mắc các sai lầm.

kỹ năng giao tiếp kém
Thói quen đổ lỗi là một trong những ví dụ về kỹ năng giao tiếp kém. Nó khiến bạn không phát triển được vì chỉ đi tìm lý do cho lỗi lầm của mình mà không nhận thức được vấn đề là do mình.

Lệch pha trong các cuộc trò chuyện

Nguyên nhân có thể do khoảng cách thế hệ, do môi trường sống khác nhau mà nhiều cuộc giao tiếp không tìm được tiếng nói chung; dẫn đến việc giao tiếp không hiệu quả.

Ví dụ về kỹ năng giao tiếp kém: Không biết lắng nghe

“Chúng ta mất 2 năm để học nói, nhưng mất cả đời để học im lặng”. Không biết lắng nghe chính là ví dụ về kỹ năng giao tiếp kém. Việc chỉ nghe điều mình thích, điều mình quan tâm mà không chú ý lắng nghe người khác; hoặc thao thao bất tuyệt không để người khác nói chính là hành động thô lỗ, khiến người khác mất thiện cảm.

Không biết cách diễn đạt

Để người khác có thể hiểu được thông điệp bạn muốn gửi gắm; lời nói chỉ chiếm 7%, giọng nói quyết định 55% và cách nói chiếm 38%. Tuy nhiên, thực tế là chúng ta đều rất chú trọng vào lời nói; trong khi yếu tố quyết định là giọng nói và cách nói. Điều này chính là ví dụ về kỹ năng giao tiếp kém dễ thấy nhất, mà rất ít người để ý.

Với từng đối tượng, trình độ và tuổi tác; cách truyền tải thông điệp cũng phải khác nhau. Với người già, không nói quá nhanh; với thanh niên, không nên nói quá chậm… Kỹ năng diễn đạt cần được thực hành thường xuyên trong đời sống để ngày càng tốt hơn.

Ví dụ về kỹ năng giao tiếp kém: do định kiến

Vẫn còn đó nhiều định kiến như: nông dân thì ăn nói cộc cằn, thầy giáo thì ăn nói văn vẻ; nói với thầy giáo, thủ trưởng hay bề trên phải khúm núm, nhún nhường; người miền Trung kiêu ngạo, người miền Bắc ăn nói lòng vòng, người miền Nam vô tư, cởi mở; mẹ chồng thì khó tính, mẹ kế thì độc ác,…

Ngoài ra, nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả còn bởi những vấn đề như: Bất đồng ngôn ngữ, thời gian giao tiếp không phù hợp…

Thật uổng phí nếu bạn là người có năng lực, tận tâm với công việc và chân thành với mọi người nhưng lại không gây được thiện cảm trong các mối quan hệ chỉ vì ăn nói vụng về và trông có vẻ “thiếu tự tin” khi ở giữa đám đông.

Kỹ năng giao tiếp cho người rụt rè nhút nhát

  • Vượt qua nỗi sợ hãi giao tiếp
  • Tập cách mở đầu một câu chuyện
  • Hình dung trước khi thực hiện
  • Thái độ chân thành
  • Tham gia vào các cuộc trò chuyện
  • Tiếp nhận và đáp lại lời khen
  • Thỉnh thoảng hãy nhờ vả người khác
  • Cẩn thận lắng nghe
  • Mỉm cười khi giao tiếp
  • Điều chỉnh tốc độ nói, giọng nói

Để việc giao tiếp chẳng còn là trở ngại khiến bạn không thể tiến xa hơn; Hãy liên hệ cho chúng tôi nhé!